Bước tới nội dung

Ốc len

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ốc len
Ốc len
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Mollusca
Lớp: Gastropoda
nhánh: Caenogastropoda
Họ: Potamididae
Chi: Cerithidea
Loài:
C. obtusa
Danh pháp hai phần
Cerithidea obtusa
(Lamarck, 1822)
Các đồng nghĩa[1]
  • Potamides obtusus (Lamarck, 1822)

Ốc len hay còn gọi là linh hoa[2] (danh pháp khoa học: Cerithidea obtusa) là loài ốc biển thuộc họ Potamididae[1] sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, đây là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao.[3]

Đặc điểm sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Ốc len có màu nâu đậm xen lẫn vân trắng, hình dáng to xầp xỉ ngón tay trỏ hay ngón tay cái, dài khoảng 3-4 phân, có đuôi nhọn. Vỏ ốc cứng với nhiều đường gân nhỏ xoay quanh.[3] Nhìn chung ốc có hình dạng không được thẩm mỹ với thân mập tròn, đuôi ngắn, "môi" dày.[4]

Ốc lúc sống thịt có màu đỏ, khi chế biến thịt ốc chuyển sang màu xanh ngọc thạch. Ốc len ăn các loài tảo đáy hoặc mùn bã hữu cơ.[3]

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ốc len phân bố ở một số địa phương ở Việt Nam như: Cà Mau (Năm Căn, Gành Hào), Bạc Liêu.[3] Ở Cà Mau, ốc len chỉ sống ở các bãi bồi ven biển, con to bằng ngón tay cái. Hiện nay ở Cà Mau có dự án nuôi ốc len dưới chân rừng phòng hộ.[cần dẫn nguồn] Ngoài ra ốc len còn phân bố tại Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang...

Giá trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Ốc len là loại ốc có giá trị thực phẩm nên được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như: ốc len hầm nước dừa[3] đây là đặc sản của vùng Cà Mau và thường có mặt trong thực đơn tại các nhà hàng, quán nhậu tại Việt Nam, ốc len xào nước cốt dừa...[2][4][cần dẫn nguồn][5]

Bí quyết chế biến ốc: muốn ốc được ăn ngon, phải ngâm ốc trong nước vo gạo một, khoảng hai tiếng đồng hồ cho nhả hết nhớt rồi rửa sạch.[cần dẫn nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Cerithidea obtusa (Lamarck, 1822). World Register of Marine Species, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ a b “Ốc len xào dừa”. Thanh Niên Online. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2011.
  3. ^ a b c d e “Ốc len hầm dừa”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ a b “Ốc len xào dừa”. www.phunuonline.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ “Ốc len xào dừa | Traditional Snail Dish From Ho Chi Minh City”. TasteAtlas. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]